BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 THỊ XÃ HOÀNG MAI

Thứ sáu - 15/03/2024 07:42
Thị xã Hoàng Mai đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tại Quyết định số 357/QĐ-UBND ngày 20/09/2022. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm là việc cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; là công cụ, biện pháp để Nhà nước quản lý, tổ chức sử dụng đất đai có hiệu quả; là căn cứ để giao đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất thực hiện các dự án, công trình phục vụ cho mục tiêu phát triển toàn diện.
Những năm gần đây, Hoàng Mai có tốc độ đô thị hóa nhanh, gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ thương mại, hình thành các khu dân cư đô thị… nên nhu cầu sử dụng đất trong thời gian tới rất đa dạng và phức tạp.
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, đánh giá và quản lý đúng hướng việc sử dụng đất của các ban ngành, giúp thị xã bố trí được các nguồn vốn hợp lý, hiệu quả, cải thiện đời sống nhân dân, đáp ứng được các nhu cầu phát triển nông nghiệp, phi nông nghiệp, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành, lĩnh vực, các đơn vị cấp xã trên địa bàn thị xã, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã; Ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai đã lập “Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thị xã Hoàng Mai”.
     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
  
 
 
 
 
 
 
 

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024
THỊ XÃ HOÀNG MAI
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoàng Mai, năm 2024
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
  
 
 
 
 

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024
 THỊ XÃ HOÀNG MAI
 
 
 
Ngày      tháng     năm 2024  
SỞ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
GIÁM ĐỐC
 
 
 
 
Ngày      tháng    năm 2024
UBND THỊ XÃ HOÀNG MAI
CHỦ TỊCH


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoàng Mai, năm 2024
 

 

 

CHỮ VIẾT TẮT
 
                                           UBND:       Ủy ban nhân dân
                                  THCS:        Tiểu học cơ sở
                                  THPT:        Trung học phổ thông
                                  GPMB:       Giải phóng mặt bằng
                                  CTDA:       Công trình dự án
                                  ATGT:        An toàn giao thông
                                  THCS:        Trung học cơ sở
                                  ĐTXD:       Đầu tư xây dựng
                                  BĐKH:       Biến đổi khí hậu
                                  TĐC:          Tái định cư
                                      KH:              Kế hoạch

 

 

 

 
 
 
 
 

 

 

 
 
 
 
 
 
 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.. 1
1. Sự cần thiết. 1
2. Căn cứ, cơ sở thực hiện. 1
3. Bố cục báo cáo. 2
PHẦN I. 3
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI 3
1.1. Điều kiện tự nhiên. 3
1.2. Thực trạng môi trường. 6
1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 7
1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tấng kinh tế: 10
1.5. Hiện trạng hệ thống hạ tấng xã hội: 13
1.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 14
PHẦN II. 16
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2023. 16
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024. 28
3.1. Chỉ tiêu sử dụng đất. 28
3.2. Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đât. 28
3.3. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích. 42
3.4. Diện tích đất cần thu hồi 43
3.5. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng. 44
3.6. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong năm kế hoạch sử dụng đất 44
PHẦN IV.. 48
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.. 48
4.1. Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất 48
4.2. Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất 48
4.3. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 51
1. Kết luận. 51
2. Kiến Nghị 51
 
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết.
Thị xã Hoàng Mai đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tại Quyết định số 357/QĐ-UBND ngày 20/09/2022. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm là việc cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; là công cụ, biện pháp để Nhà nước quản lý, tổ chức sử dụng đất đai có hiệu quả; là căn cứ để giao đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất thực hiện các dự án, công trình phục vụ cho mục tiêu phát triển toàn diện.
Những năm gần đây, Hoàng Mai có tốc độ đô thị hóa nhanh, gắn liền với  phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ thương mại, hình thành các khu dân cư đô thị… nên nhu cầu sử dụng đất trong thời gian tới rất đa dạng và phức tạp.
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, đánh giá và quản lý đúng hướng việc sử dụng đất của các ban ngành, giúp thị xã bố trí được các nguồn vốn hợp lý, hiệu quả, cải thiện đời sống nhân dân, đáp ứng được các nhu cầu phát triển nông nghiệp, phi nông nghiệp, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành, lĩnh vực, các đơn vị cấp xã trên địa bàn thị xã, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã; Ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai đã lập “Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thị xã Hoàng Mai”.
2. Căn cứ, cơ sở thực hiện
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Quy hoạch năm 2017;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến Quy hoạch.
- Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
- Nghị định 01/2017 NĐ - CP ngày 06/01/ 2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
- Nghị định số 148/2020/NĐ - CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 01/2021/TT - BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc về việc quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 357/QĐ - UBND ngày 20/9/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất thị xã Hoàng Mai;
- Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thị xã Hoàng Mai;
- Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 15/8/2023; Quyết định 604/QĐ-UBND ngày 25/10/2023; Quyết định 666/QĐ-UBND ngày 16/11/2023; Quyết định 706/QĐ-UBND ngày 18/12/2023của UBND tỉnh Nghệ An về việc bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thị xã Hoàng Mai;
- Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 09/12/2021; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 14/7/2022; Nghị quyết số 64/NQ-HĐND ngày 09/12/2022; Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 07 /07/2023; Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 07 /12/2023; Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 19 /02/2024; của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An thông qua danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất theo quy định tại khoản 3, Điều 62 Luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Nghị quyết số 59/NQ-HĐND ngày 09/12/2021; Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 14/7/2022; Nghị quyết số 65/NQ-HĐND ngày 09/12/2022; Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 07/07/2023;  Nghị quyết số 54/NQ-HDND ngày 27/10/2023; Nghị quyết số 72/NQ-HDND ngày 7/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 1, Điều 58 Luật đất đai để thực hiện công trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Quy hoạch các ngành, lĩnh vực.
3. Bố cục báo cáo
Bố cục báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thị xã Hoàng Mai, ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị được chia các phần chính như sau:
- Phần I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Phần II: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước.
- Phần III: Lập kế hoạch sử dụng đất.
- Phần IV: Kế hoạch sử dụng đất năm 2024.
- Phần V: Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
 

PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Hoàng Mai là đô thị mới ven biển, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Nghệ An với chiều dài tiếp giáp Biển Đông trên 18 km, có vị trí từ 19010'50'' đến 19020'49'' vĩ độ Bắc và 105037'27'' đến 105048'18'' kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp: thị xã Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa;
- Phía Nam giáp: Các xã Quỳnh Văn, Quỳnh Tân, Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu;
- Phía Đông giáp: Biển Đông;
- Phía Tây giáp: Xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu.
Thị xã Hoàng Mai có diện tích tự nhiên là 17.178,37 ha, dân số đến năm 2022 khoảng 124.196 người gồm 10 đơn vị hành chính, trong đó có 5 phường và 5 xã.
1.1.2. Địa hình.
Thị xã Hoàng Mai có dạng địa hình đồi núi kết hợp với đồng bằng. Khu vực đồi núi cao phân bố ở phía Bắc và Tây Nam có cao độ cao từ 50-422m,  khu vực đồng bằng tập trung ở lõi trung tâm của thị xã khu vực giáp biển, có cao độ từ -2m đến 50 m. Khu vực trung tâm thị xã, dân cư đông đúc có cao độ từ 1,5m đến 11,5m.
  1.1.3. Khí hậu và thời tiết
Khu vực thị xã Hoàng Mai chịu ảnh hưởng chung của dải Miền Trung là chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm; thời tiết mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hè khô - nắng nóng do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
a) Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm:                                                   + 23,80C;
- Nhiệt độ cao nhất là:                                                                 + 38,30C;
- Nhiệt độ thấp nhất là:                                                                + 7,80C;
- Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 và 7):             + 330C;
- Nhiệt độ trung bình hàng tháng lạnh nhất (tháng 12; 1; 2):         + 190C.
b) Chế độ mưa:
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900 - 2.100mm và phân bố không đều theo thời gian.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 (năm sau) lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20%, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2 lượng mưa chỉ đạt 7 - 60mm/tháng;
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm; các tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng;
Đặc điểm khí hậu: Đầu vụ Đông Xuân, nhiệt độ ấm hơn so với các vùng khác trong tỉnh và thường có mưa phùn. Song do mùa mưa đến muộn (6 tháng mới có lượng mưa trên 100mm) nên gây hạn vào cuối vụ Đông. Khu vực đô thị Hoàng Mai, vào vụ mùa, lượng mưa không lớn, giáp biển nên thoát nước nhanh, rất hiếm khi bị ngập lụt; Số ngày nắng nhiều, trung bình hàng năm vào khoảng 150 - 170 ngày (tương đương 1500 - 1800 giờ nắng/năm), khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối và khai thác cá biển.
c) Độ ẩm:
- Độ ẩm không khí tương đối trung bình trong năm:          85%;
- Độ ẩm không khí tương đối cao nhất:                              100%;
- Độ ẩm không khí tương đối thấp nhất:                             28%;
d) Gió, bão:
- Hướng gió thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ trung bình 3 - 5m/s.
- Trong các tháng 3, 4, hướng gió thịnh hành là Đông và Đông Bắc tốc độ trung bình 3,5m/s.
- Tháng 5, 6 là giai đoạn chuyển tiếp nên gió Đông thịnh hành, ngoài ra có gió Tây Nam, tốc độ trung bình 3 - 5m/s.
- Trong các tháng 7, 8, 9 hướng gió thịnh hành là gió Lào (gió Foehn hay gió Tây Nam) khô nóng. Mùa gió Lào bắt đầu từ hạ tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 9; trong đó, thổi nhiều nhất vào tháng 6, 7, mỗi tháng trung bình 7- 10 ngày và 2 - 3 ngày là gió thổi mạnh. Gió Lào thường thổi thành từng đợt, đợt ngắn thì 2 - 3 ngày, có đợt từ 10 đến 15 ngày, có đợt kéo dài 20 - 21 ngày; Thời tiết lúc này rất khó chịu, bầu trời như không một gợn mây, gió nóng thổi đều đều không có hơi nước làm cho không khí ngột ngạt, ánh nắng chói lọi làm cỏ cây hoa lá úa vàng xơ xác, đất đai khô cằn nứt nẻ,…
- Là vùng chịu ảnh hưởng của bão. Bão thường xẩy ra vào các tháng 5 đến tháng 10; Gió bão tới khu vực này tốc độ có thể có thể đạt tới 35 - 40m/s. Nhưng suy yếu nhanh chóng khi đi về phía Tây.
e) Chế độ nắng:
- Hoàng Mai - Nghệ An là vùng nắng lắm mưa nhiều, thời gian nắng tập trung vào các tháng 6 đến tháng 9. Số ngày nắng chiếm 25 - 28 ngày trong tháng. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 9 - 10 giờ, có ngày lên tới 13 giờ.
- Số ngày có sương mù trong năm tập trung chủ yếu vào các tháng 2 đến tháng 4. Trung bình năm có khoảng 3 - 6 ngày có sương mù.
- Trung bình năm có khoảng 19 - 29 ngày có tầm nhìn ngang nhỏ hơn cấp 7 (tầm nhìn xa dưới 10km).
  1.1.4. Thủy văn
Chế độ thủy văn chia làm 2 vùng chính sau:
- Vùng phía Tây, Tây Bắc là vùng bán sơn địa với nhiều đồi núi, kênh rạch với nhiều hồ đập có dung tích lớn thuận lợi cho việc cấp nước cho toàn khu vực.
- Vùng phía Đông, Đông Nam là dải đất bằng phẳng dốc dần về phía Đông Nam, là dải ven biển từ Bắc xuống Nam... có nét đặc thù sau:
+ Thủy triều: Chế độ thủy triều vùng biển và ven biển khá phức tạp. Ngoài khơi là chế độ nhật triều, trong lộng là bán nhật triều không đều. Hàng tháng có một nửa số ngày thủy triều lên xuống hai lần, trong đó thời gian triều dâng trong ngày khoảng 9 - 10 giờ và triều rút khoảng 15 - 16 giờ. Biên độ thủy triều dao động từ 0 - 3,5m; Tại các cửa sông đều chịu ảnh hưởng của thủy triều, thường vào sâu đến 10 - 12km, có nơi còn sâu hơn.
+ Sóng biển: Chủ yếu theo hướng Bắc và Đông, khi vào gần bờ thì chuyển hướng sang Đông và Đông Bắc. Khi thủy triều lên nếu gặp bão sóng dâng rất cao (sóng thần), đã có lúc sóng dâng tới 12m năm 1989);
+ Độ mặn: Ngoài khơi độ mặn vùng ven biển Quỳnh vào loại khá cao (khoảng 31,6‰ đến 35,7‰) rất thuận lợi cho việc sản xuất muối, song cũng gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp do xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng;
+ Hải lưu: Chế độ hải lưu ở biển Quỳnh nói riêng và biển Nghệ An nói chung đều bị chi phối bởi chế độ hải lưu chung ở Vịnh Bắc bộ. Về mùa hè tồn tại hai dòng hải lưu rõ rệt là dòng mặt và dòng đáy. Dòng mặt được tạo nên bởi gió mùa Tây Nam đưa nước từ phía Nam lên phía Bắc, còn dòng đáy chảy ở tầng đáy từ phía Bắc xuống và được trồi lên tại vùng biển Quỳnh Lưu. Sự hình thành vùng nước trồi ở đây là nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tập trung của nhiều loại hải sản.
1.2. Thực trạng môi trường.
- Nhiều phụ phế phẩm trong sản xuất nong nghiệp được người dân tận thu để sản xuất phân bón hữu cơ, phục vụ sản xuất; Còn đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật: người dân đang chủ yếu tự thu gom và xử lý theo quy định; đối với xã có diện tích canh tác lớn như Quỳnh Trang và Quỳnh Liên, UBND thị xã đã hỗ trợ kinh phí 40 triệu đồng để đúc 38 thùng bê tông chứa rác thải đặt tại đồng ruộng để thu gom, lưu chứa bao bì thuốc BVTV.
- Trên địa bàn thị xã hiện có 22 mỏ khoáng sản, trong đó có 8 mỏ đá vôi làm xi măng và vật liệu xây dựng thông thường, 12 mỏ khoáng sản khai thác đất làm vật liệu san lấp; 02 mỏ sét và cát silic làm phụ gia sản xuất xi măng. Tất cả các mỏ khai thác khoáng sản đều đã được phê duyệt Đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Trên địa bàn thị xã hiện có 02 khu công nghiệp đang hoạt động là KCN Hoàng Mai và KCN Đông Hồi; các khu công nghiệp hoạt động có Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đã xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, cụ thể:
- KCN Hoàng Mai I: Công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung 12.800 m3/ngày.đêm; Công nghệ xử lý: Lý, hóa, sinh học; Quan trắc tự động; Nước thải sau xử lý đạt Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT; Dự kiến hoạt động từ tháng 10/2023.
- KCN Đông Hồi: Công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung 2.000 m3/ngày.đêm; Công nghệ xử lý: Lý, hóa, sinh học; Quan trắc tự động; Nước thải sau xử lý đạt Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT; Hoạt động từ năm 2022.
- Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia đặt 01 Trạm quan trắc tài nguyên nước tại Trạm Y tế phường Quỳnh Dị để đo đạc số liệu nước dưới đất và cập nhật số liệu tự động báo về Trung tâm Tài nguyên nước Quốc gia.
- Khu liên hợp xử lý chất thải rắn T-Tech Hoàng Mai đã đi vào hoạt động ổn định từ năm 2020, đảm bảo xử lý rác thải sinh hoạt cho 9/10 xã, phường.
- Môi trường nước
+ Hồ đập: Trong khu vực có nhiều hồ đập, trong đó hồ Vực Mấu có trữ lượng nước lớn nhất, lên tới 75 triệu m3. Ngoài ra còn có các hồ như hồ Khe Lại, hồ Đồi Tương, hồ Khe Bung, hồ Ao Dâu, hồ Đồng Lầm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cấp nước khu vực
+ Sông ngòi: Khu vực thị xã Hoàng Mai có hệ thống các sông Hoàng Mai, Mai Giang, kênh Nhà Lê và rất nhiều hệ thống kênh rạch tự nhiên.
+ Chất lượng nước tương đối tốt, đảm bảo phục vụ nước tưới cho nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt. Chất lượng nước chưa bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường.
- Môi trường nước biển: Theo thông báo kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước biển số 5806/STNMT-QTMT của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 15/8/2023: Chất lượng môi trường nước biển tại bãi biển Quỳnh Phương đạt yêu cầu với 13/13 giá trị các thông số giám sát nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.
1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.3.1. Khát quát thực trạng phát triển kinh tế.
Bước sang năm thứ 3 thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, trong bôí cảnh có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, các cấp, các ngành thị xã đã nỗ lực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, tiếp tục đây nhanh tiến độ triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Năm 2023, thị xã tiếp tục đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực. Môi trường đầu tư được cải thiện, chỉ số cạnh tranh cấp huyện xếp thứ 2/21 huyện, thành, thị. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đứng thứ 2 toàn tỉnh. Thu hút đầu tư đạt kết quả tốt, KCN Hoàng Mai 2 đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, có thêm 01 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI ) chuẩn bị đi vào hoạt động. Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
Tuy nhiên, vẫn còn 2 chỉ tiêu kinh tế, xã hội chủ yếu không đạt kế hoạch. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do sức mua giảm. Tiến độ lập quy hoạch còn chậm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 12,11%; trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng ước tăng 13,55%; khu vực thương mại dịch vụ tăng 12,40%; khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng 5,95%. Giá trị gia tăng bình quân đầu người ước đạt 80,18 triệu đồng/ người/năm tăng khoảng 4 triệu đồng so với năm 2022.
Quy mô kinh tế thị xã theo giá trị sản xuât (giá so sánh) ước đạt 24.268 tỷ đồng, tăng 12,15% so với cùng kỳ, bằng 96,83%KH.
1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
1.3.2.1. Ngành nông lâm ngư nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì tăng trưởng ốn định mặc dù giá các loại vật tư đầu vào tăng cao (phân bón, xăng dầu, điện...). Năng suất một số cây trồng tăng so với cùng kỳ năm trước; chăn nuôi phát triển ổn định. Giá trị sản xuất ước đạt 2.426 tỷ đồng, bằng 105,09%KH, tăng 7,16% so với cùng kỳ.
a. Trồng trọt: Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyên đôi cơ câu cây trông trên đất lúa kém hiệu quả sang trông rau, quả, cây công nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tê cao hơn, đây mạnh áp dụng sản xuât theo quy trình VietGAP
b. Chăn nuôi: Tổng đàn trâu: 1.574 con/KH 1.555 con, tổng đàn bò: 8.471 con/KH 8.713 con; tổng đàn lợn là 17.793 con/KH 21.519 con; gia cầm 1.204.700 con/KH 742.200 con; hươu 1.885 con/KH2.000 con; dê 3.142 con/KH 2.900 con.
c. Nuôi trồng: Diện tích NTTS ước đạt 928,52 ha/KH 999 ha đạt 92,94 %, trong đó: diện tích nuôi mặn lợ ước đạt 705,27 ha/KH 706 ha, diện tích nuôi nước ngọt 223,35 ha/KH 293 ha (tôm thẻ nuôi nước ngọt 15,98ha). Sản lượng tôm ước đạt 2.186 tấn, đạt 81,3% KH; sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn ngành ước đạt 3.818 tấn/KH 4.020 tấn, đạt 94,9% KH.
d. Khai thác: Sản lượng khai thác năm 2023 ước đạt 59.135 tấn/KH 58.980 tấn, đạt 100,26 %KH. Đã triến khai kịp thời, đúng đối tượng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và UBND tỉnh về khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các biên vùng xa.
e. Lâm nghiệp: Tống diện tích rừng và đất lâm nghiệp 7.050,63 ha. Diện tích đất có rừng: 6.810,68 ha, trong đó: rùng tự nhiên là 412,63 ha, rừng trồng: 6.398,05 ha. Độ che phủ rừng đạt 39,25 %.
1.3.2.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp và xây dựng ước đạt 19.555 tỷ đồng, tăng 12,45% so với cùng kỳ, bằng 97,03%KH. Trong đó:
Công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ, giá trị sản xuất ước đạt 14.768 tỷ đồng, tăng 9,87% so với cùng kỳ, bang 97,6%KH. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đóng góp chủ yếu trong tăng trưởng của năm 2023, với mức đóng góp khoảng 8,61 diem %.
Năm 2023, trên địa bàn thị xã triển khai nhiều dự án có quy mô khá lớn, trong đó có các dự án trọng điếm quốc gia, các dự án của tỉnh, thị xã; bên cạnh đó, hoạt động xây dựng trong dân cư cũng khá sôi động nên ngành xây dựng tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 4.787 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ, bằng 95,32%KH.
1.3.2.3. Ngành dịch vụ - thương mại, du lịch.
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ ước đạt 2.286 tỷ đồng, tăng 15,26% so với cùng kỳ, bằng 87,89%KH. Các cơ sở dịch vụ du lịch đã quan tâm cải tạo, nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng phục vụ; lượng khách du lịch đến với thị xã tăng cao, cả năm có hơn 61 ngàn lượt khách, tăng khoảng 1,3 lần năm 2022 (năm 2022 đạt 47.000 lượt khách). Quy mô, mạng lưới, sản phấm dịch vụ tiếp tục được mở rộng và đa dạng; có thêm một số thương hiệu bán lẻ, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng ... đi vào hoạt động trên địa bàn.
1.3.2.4. Hoạt động thu, chi trên địa bàn
Thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện cả năm 2023 đạt 278.659 triệu đồng, bằng 80,89% DT tỉnh, 65,64%DT HĐND thị xã giao, giảm 42,57% so với năm 2022. Các khoản thu NSNN theo dự toán giao ước thực hiện cả năm 2023 đạt 269.050 triệu đồng, bằng 78,1% DT tỉnh, 68,2% DT HĐND thị xã, giảm 43,09% so với năm 2022.
Trong đó, các khoản thu nếu loại trừ tiền sử dụng đất, thu đền bù GPMB đất công cả năm đạt ước đạt 136.350 triệu đồng, bằng 109,52% DT tỉnh và HĐND thị xã giao, giảm 17,88% so với năm 2022. Thu từ tiền sử dụng đất ước đạt 130.000 triệu đồng bằng 59,09% DT tỉnh, 48,15% DT HĐND thị xã giao, giảm 57,44% so với cùng kỳ.
1.3.2. Tình hình thưc hiện các mục tiêu về văn hóa, xã hội.
a. Giáo dục, đào tạo:
Quy mô trường, lớp năm học 2023-2024 tăng so với năm học trước, trong đó cấp mầm non tăng 01 trường, cấp THCS tăng 22 lớp. Chất lượng giáo dục tiếp tục được củng cố. Tố chức cho học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ, dự các kỳ thi học sinh giỏi đạt kết quả tích cực. Công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được quan tâm, theo đó đã cân đối, điều chuyến cán bộ, giáo viên nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục giữa các trường.
Công tác xây dựng trường đạt chuấn quốc gia đạt kết quả tốt, trong năm công nhận 10 trường đạt chuẩn quốc gia; trong đó, có 4 trường công nhận lần đầu (THCS Quỳnh Lộc, MN Quỳnh Lập, TH Mai Hùng, TH Quỳnh Lập A), 4 trường công nhận lại (TH Quỳnh Xuân A, TH Quỳnh Xuân B, TH Quỳnh Trang, THCS Quỳnh Liên), 02 trường nâng chuẩn (TH Quỳnh Dị, TH Quỳnh Liên) nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 32/40 trường, đạt tỷ lệ 80% (KH 80%).
b. Văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin truyền thông
Công tác thông tin, tuyên truyền được tập trung đấy mạnh đạt nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, trong năm đã làm tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã. Đặc biệt chuỗi hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã, đón nhận Băng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Huân chương Lao động hạng Ba đã thành công tốt đẹp, tạo nhiều dấu ấn tích cực.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng và đơn vị văn hóa đã có những chuyển biến tích cực góp phần đáng kể trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã. Đến nay, tỷ lệ thôn, khối văn hóa đạt 79,8% (chỉ tiêu tỉnh giao 70,7%), số cơ quan đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa là 24/65 đơn vị đạt tỷ lệ 36,9%.
Hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư, hiện nay có 97/99 thôn, khối có nhà sinh hoạt cộng đồng. Trên 200 sân bóng chuyền đạt chuẩn, 12 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 2 bế bơi, 4 sân tenis, 3 nhà thi đấu đa năng. 8/10 phường, xã có thôn, tổ dân phổ đạt thiết chế văn hóa thể thao đồng bộ; 9/10 xã, phường có thiết chế văn hóa, thể thao đạt chuẩn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng.
b. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Công tác khám chữa bệnh, cấp cứu người bệnh không xảy ra sai sót chuyên môn đáng kể, cán bộ y tế không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiêm túc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp.
Hoàn thành xây dựng Trung tâm Y tế giai đoạn 1; triển khai hồ sơ thủ tục giai đoạn 2 đế tiếp tục thi công. Các cơ sở y tế ngoài công lập đã quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại, thu hút nhân lực có chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Có 36,5 giường bệnh (tăng 2,3 giường bệnh), 12,2 bác sỹ trên 1 vạn dân. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuôi suy dinh dưỡng theo cân nặng 8,3%.
1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tấng kinh tế:
1.4.1. Hiện trạng các khu công nghiệp:
- KCN Hoàng Mai I: thuộc xã Quỳnh Lộc và phường Quỳnh Thiện, tổng diện tích là 264,77ha, là trung tâm phát triển công nghiệp đa ngành dọc theo trục quốc lộ 1A, gắn với phát triển vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ.  Khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 26/02/2021; UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 923/QĐ-UBND, ngày 07/4/2021 và phê duyệt điều chỉnh cục bộ tại Quyết định số 2061/QĐ-UBND, ngày 24/6/2021. Hiện nay, đang tiến hành di dời, giải phóng mặt bằng phần diện tích các nhà máy khoảng 20,80 ha để bàn giao cho nhà đầu tư sơ cấp.
- KCN Hoàng mai II: diện tích 334,79 ha tại xã Quỳnh Vinh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1164/QĐ-TTg ngày 09/10/2023. Hiện nay chưa thu hồi đất.
- KCN Đông Hồi: thuộc địa bàn xã Quỳnh Lập và Quỳnh Lộc, tổng diện tích là 600ha, là khu vực phát triển trung tâm công nghiệp đa ngành, công nghiệp điện, công nghiệp cơ khí, công nghiệp xi măng, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế biến thủy hải sản, lâm sản,...gắn với bến cảng tổng hợp Đông Hồi. Hiện tỉnh đã đầu tư một số công trình như: tuyến đường cứu nạn và tái định cư các khu dân cư ven biển Đông Hồi; tuyến đường nối từ tuyến Nghĩa Đàn - Đông Hồi theo BT dài 450m; hệ thống xử lý nước thải.
1.4.2. Hiện trạng các khu thương mại, dịch vụ, du lịch:
a. Các khu thương mại dịch vụ:
Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn thị xã Hoàng Mai tập trung chủ yếu dọc tuyến đường QL.1A và các khu vực dân cư phát triển mật độ cao. Bao gồm:
- Hệ thống các chợ truyền thống (10 chợ);
- Hệ thống các siêu thị như Điện máy xanh, ST. Nhật Anh Trung, ST. Điện máy Đoàn Hằng, ST. Điện máy Thăng Hương, ST. MT Mart tập trung chủ yếu ở phường Quỳnh Thiện. Cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hiện đại, đồng bộ đáp ứng cơ bản được nhu cầu của dân cư địa phương.
 Bảng thống kê hệ thống các chợ truyền thống trên địa bàn thị xã
TT Tên chợ Địa điểm
(Xã, phường,
thị trấn)
Hiện trạng  
Hạng
chợ
Diện
tích
đất
(m2)
Diện tích
xây dựng
(m2)
Số hộ
KD
cố định
 
 
1 Chợ Mai Hùng phường Mai Hùng 3 6.752 6.200 54  
2 Chợ Càn phường Quỳnh Phương 3 7.647 1.686 105  
3 Chợ Vân phường Quỳnh Xuân 3 5.404 1.094 51  
4 Chợ Cồn Chỉnh phường Quỳnh Dị 3 2.167 2.167 20  
5 Chợ Quỳnh Liên xã Quỳnh Liên 3 7.157 4.657 117  
6 Chợ Quỳnh Lập xã Quỳnh Lập 3 3.040 3.040 70  
7 Chợ Quỳnh Trang xã Quỳnh Trang 3 3.000 3.000 28  
8 Chợ Chiền Xã Quỳnh Vinh 3 5.684 4.810 70  
9 Chợ Quỳnh Lộc Xã Quỳnh Lộc 3 1.063 1.063 20  
10 Chợ Hoàng Mai Phường Quỳnh Thiện 2 10.469 6.189 150  
  Cộng: 10 chợ            
TT Tên siêu thị Địa điểm
(Xã, phường, thị trấn)
Hạng
Siêu thị
Diện Tích đất (m2)
1 Siêu thị Điện máy xanh Phường Quỳnh Thiện 2 450
2 Siêu thị Nhật Anh Trung Phường Quỳnh Thiện 2 800
3 Siêu thị Điện máy Đoàn Hằng Phường Quỳnh Thiện 3 150
4 Siêu thị MT Mart Phường Quỳnh Thiện 3 300
5 Siêu thị Điện máy Thăng Hương Phường Quỳnh Thiện 3 300
- Ngoài ra, còn các công trình ở kết hợp với buôn bán  nhỏ lẻ bám dọc các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên xã, với mạng lưới, loại hình đa dạng.
b. Các khu du lịch:
Hoạt động du lịch trên địa bàn thị xã đa dạng, phong phú, trong đó nổi bật:
- Du lịch văn hóa, tâm linh:
+ Cụm di tích Hang Hỏa Tiễn tại phường Quỳnh Thiện (Di tích lịch sử cấp quốc gia, địa điểm lưu niệm các thanh niên xung phong đơn vị C217 hy sinh tại Hoàng Mai ngày 28/4/1966 gồm Hang Hỏa Tiễn và nghĩa trang liệt sỹ đường sắt, thị xã Hoàng Mai) đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 30/6/2023.
+ Đền Cờn: được mệnh danh là linh thiêng nhất trong 4 ngôi đền thiêng của xứ Nghệ - Tĩnh với “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”, và đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1993. Ngoài ngôi đền chính tọa lạc bên dòng Mai Giang (Đền Cờn trong) còn có đền phụ nằm bên bãi biển Quỳnh Phương (Đền Cờn ngoài), cách nhau chỉ chừng 1km.
+ Ngoài ra còn các khu di tích, tâm linh đặc sắc khác trên địa bàn thị xã như: đền Xuân Úc (xã Quỳnh Liên); đền Vưu (xã Quỳnh Vinh); đền Kim Lung, lăng họ Văn, lăng Sứ Sơn (phường Mai Hùng); đền Xuân Hòa, đền Phùng Hưng, chùa Bát Nhã (phường Quỳnh Xuân); đền Bình An, chùa Bảo Minh,... cơ hội hình thành tuyến du lịch tâm linh đặc trưng của thị xã.
1.5. Hiện trạng hệ thống hạ tấng xã hội:
1.5.1. Hiện trạng trụ sở cơ quan:
- Hệ thống công trình hành chính, cơ quan, trụ sở, công sở thị xã Hoàng Mai đã được xây dựng mới theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4352/QĐ. UBND-XD ngày 27/9/2013.
Một số trụ sở cơ quan đã đưa vào sử dụng tuy nhiên chưa thực hiện các thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trụ sở UBND-HDND thị xã; trụ sở trường chính trị; trụ sở BCH Quân sự thị xã; trụ sở UBND phường Mai Hùng, trụ sở tòa án....
1.5.2. Hiện trạng sử dụng đất các công trình y tế văn hóa, thể thao.
a. Y tế:
- Hiện nay, hệ thống công trình y tế trên địa bàn thị xã bao gồm: Trung tâm Y tế thị xã Hoàng Mai có diện tích khoảng 0,39ha với quy mô Khoảng 80 giường. Trung tâm Y tế mới thị xã Hoàng Mai đang được hoàn thiện xây dựng mới tại xã Mai Hùng với diện tích 4,73 ha đã được xây dựng, cần tiếp tục hoàn thiện các thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất.
b. Thể dục, thể thao:
Hiện tại, trên địa bàn thị xã có 01 sân vận động thị xã xây mới với diện tích 5,10 ha, tuy nhiên cần tiếp tục hoàn thành các thủ tục để giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
c. Giáo dục, đào tạo:
Trên địa bàn thị xã hiện nay có 28 cơ sở giáo dục, bao gồm: 02 trường trung học phổ thông (Gồm: Trường THPT Hoàng Mai I tại phường Quỳnh Thiện diện tích 2,82 ha; , trường THPT Bắc Quỳnh Lưu tại phường Quỳnh Xuân diện tích 0,69 ha); 10 trường trung học cơ sở và 16 trường tiểu học.
1.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
+ Những kết quả đạt được
Thị xã Hoàng Mai có nhiều tiềm năng, lợi thế, nằm trong vùng trọng điểm của khu kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ, được tỉnh xác định hướng phát triển vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu thành cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh, sẽ có những cơ chế, chính sách để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng trong những năm qua có vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển trong thời gian tới.
Trong những năm qua, kinh tế thị xã Hoàng Mai phát triển mạnh mẽ và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Sản xuất nông - lâm - ngư phát triển khá, cơ cấu mùa vụ, cây trồng được chuyển đổi mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao, chăn nuôi có nhiều chuyển biến, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung. Nuôi trồng thủy sản đã có bước đột phá, kinh tế vườn đồi, trang trại được chú trọng phát triển, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư được tăng cường, công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng được thực hiện tốt.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
Trên địa bàn thị xã hình thành các khu công nghiệp thu hút được nhiều nhà máy, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Các ngành nghề truyền thống như mộc dân dụng, đóng tàu thuyền và sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển mạnh đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm và từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân.
- Thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Hệ thống chợ nông thôn, mạng lưới thương mại và các hoạt động dịch vụ, vận tải, bưu chính viễn thông phát triển mạnh.
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng thị xã đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng bằng nguồn vốn từ trong và ngoài nước, tạo cơ sở cho nền kinh tế thị xã Hoàng Mai phát triển. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Công tác giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực; mạng lưới trường học được củng cố cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng. Đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên được tăng cường bồi dưỡng và sắp xếp lại hợp lý hơn.
Công tác dân số, y tế, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ. Mạng lưới cơ sở y tế được củng cố, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được tăng cường, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được đẩy mạnh; công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo có nhiều cố gắng, công tác chính sách xã hội được quan tâm thực hiện tốt.
+ Hạn chế
- Một số đơn vị sản xuất công nghiệp gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, sản lượng sụt giảm so với cùng kỳ (nhất là xi măng, may mặc). Hiện lượng hàng tồn kho tại một số đơn vị khá lớn.
- Tiến độ lập các quy hoạch: điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu trung tâm đô thị chậm so với kế hoạch. Quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, đất đai tại một số xã, phường chưa chủ động, vẫn còn vụ việc vi phạm lấn chiếm đất đai, xây dựng không phép, trái phép xảy ra. Cấp nước máy cho nhân dân, lắp đặt số nhà còn chậm.
- Công tác bồi thường GPMB một số dự án còn chậm, chưa đáp ứng được tiến độ dự án. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đạt yêu cầu tiến độ đề ra, một số hồ sơ cấp chậm so với thời gian quy định. Tỷ lệ cấp lần đầu đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất ở còn thấp.
- Rác thải khu vực bãi biển Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, khu vực cửa biển, khu vực dọc sông Hoàng Mai có thời điểm chưa thu gom kịp thời gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.
+ Nguyên nhân
  • Kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ suy thoái, trong nước, các thị trường cung ứng cũng như tiêu thụ bị đứt gãy ảnh hưởng đến các kế hoạch sản xuất cũng như mở rộng của các nhà máy, doanh nghiệp. Tại thị xã một số dự án sản xuất kinh doanh đã giãn tiến độ đầu tư.
  • Thị trường bất động sản trầm lắng; vướng mắc về quy định trong ủy quyền phê duyệt giá cụ thể trong thời gian dài đã làm chậm các thủ tục trong công tác GPMB, đấu giá đất đai, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư cũng như tiến độ thu tiền sử dụng đất.
  • Khối lượng công việc phát sinh nhiều, yêu cầu tiến độ hết sức khẩn trương tạo ra áp lực lớn cho các phòng chuyên môn và các xã phường liên quan, trong khi đó một số phòng chuyên môn UBND thị xã thiếu lãnh đạo quản lý và chuyên viên.
- Ý thức chấp hành pháp luật của bộ phân người dân chưa tốt, vẫn còn tình trạng cố tình vi phạm các quy định pháp luật về tài nguyên, trật tự xây dựng, môi trường.
 
PHẦN II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2023
2.1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2023
- Căn cứ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 được phê duyệt tại Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2023 và Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 15/8/2023; số 604/QĐ-UBND ngày 25/10/2023; số 666/QĐ-UBND ngày 16/11/2023; số 706/QĐ-UBND ngày 18/12/2023  bổ sung kế hoạch của UBND tỉnh Nghệ An.
- Căn cứ vào các quyết định giao, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2023 (tính đến ngày 31/12/2023).
Ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2023 như sau:
Bảng 1: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thị xã Hoàng Mai
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Kế hoạch được duyệt năm 2023 Kết quả thực hiện
đến 31/12/2023
Diện tích So sánh
Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%)
1 Đất nông nghiệp NNP 12.607,35 12.731,58 124,23 100,99
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.235,31 4.004,29 -231,02 94,55
3 Đất chưa sử dụng CSD 335,71 442,49 106,78 131,81
Đánh giá chung việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2023 theo các nhóm đất:
- Nhóm đất nông nghiệp:
Theo kế hoạch, diện tích đất nông nghiệp năm 2023 là 12.607,35 ha, đến ngày 31/12/2023 là 12.731,58 ha, cao hơn 124,23 ha so với kế hoạch được duyệt. Kết quả thực hiện và biến động diện tích nhóm đất nông nghiệp như sau:
Kế hoạch năm 2023, đất nông nghiệp giảm 273,77 ha để thực hiện 80 công trình, dự án. Kết quả, đã chuyển được 149,54 ha đất nông nghiệp đạt 54,62% so với kế hoạch được duyệt. Còn 128.28 ha chưa chuyển mục đích sử dụng để thực hiện theo kế hoạch.
- Nhóm đất phi nông nghiệp:
Theo kế hoạch, diện tích đất phi nông nghiệp năm 2023 là 4.235,31 ha, đến ngày 31/12/2023 là 4.004,29 ha, thấp hơn 231,02 ha so với kế hoạch được duyệt. Kết quả thực hiện nhóm đất phi nông nghiệp như sau:
Kế hoạch 2023, đất phi nông nghiệp tăng 294,52 ha để thực hiện 80 công trình, dự án. Kết quả, đã thực hiện 29 công trình, dự án phi nông nghiệp với diện tích 63,50 ha đạt 21,56% về diện tích.
- Nhóm đất chưa sử dụng:
Diện tích đất chưa sử dụng đến ngày 31/12/2023 là 442,49 ha, cao hơn 106,78 ha so với kế hoạch được duyệt (335,71 ha).
Theo kế hoạch, sẽ đưa 20,65 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng để thực hiện 09 công trình dự án. Kết quả, diện tích đất chưa sử dụng chuyển sang các mục đích khác là 9,57 ha đạt 46,34%.
Đồng thời, diện tích đất chưa sử dụng tăng so với kế hoạch được duyệt là do phần diện tích của các công trình, dự án đã được thu hồi đất nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất như: Khai thác mỏ cát Silic 55,90 ha; Trụ sở UBND phường Mai Hùng 0,73 ha; Hạ tầng chia lô đất ở dân cư tại khối Tân Phong, phường Quỳnh Thiện 1,73 ha; Xây dựng Khu đô thị xi măng Hoàng Mai 0,75 ha; Đấu giá đất ở đô thị khối 12, phường Mai Hùng 2,45 ha; Hạ tầng đấu giá đất ở dân cư khu vực đồng Đập Mạ, phường Quỳnh Dị 0,95 Ha; …
2.1.1. Phân tích đất nông nghiệp       
Bảng 2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thuộc nhóm đất nông nghiệp năm 2023
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Kế hoạch được duyệt năm 2023 Kết quả thực hiện năm 2023
Diện tích So sánh
Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%)
1 Đất nông nghiệp NNP 12.607,35 12.731,58 124,23 100,99%
1.1 Đất trồng lúa LUA 1.676,71 1.708,99 32,28 101,93%
  Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.375,36 1.403,74 28,38 102,06%
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.487,32 1.494,59 7,27 100,49%
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.979,50 1.983,05 3,55 100,18%
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.931,80 1.841,32 -90,48 95,32%
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD - -    
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 4.826,87 4.972,42 145,55 103,02%
  Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN 77,18 77,18    
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 656,61 680,71 24,10 103,67%
1.8 Đất làm muối LMU 45,11 47,08 1,97 104,36%
1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 3,41 3,41 0,00 100,13%
Việc thực hiện các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Đất trồng lúa
Theo kế hoạch, diện tích đất trồng lúa năm 2023 là 1.676,71 ha, đến 31/12/2023 là 1.708,99 ha, cao hơn 32,28 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, thị xã dự kiến chuyển mục đích sử dụng 43,13 ha đất trồng lúa sang các mục đích khác.
Kết quả, đã chuyển mục đích 10,85 ha đạt 25,15% kế hoạch về diện tích. Còn 32,28 ha chưa chuyển mục đích sử dụng để thực hiện theo kế hoạch.
- Đất trồng cây hàng năm khác
Theo kế hoạch, diện tích đất trồng cây hàng năm khác năm 2023 là          1.487,32 ha, đến 31/12/2023 là 1.494,59 ha, cao hơn so với kế hoạch được duyệt là 7,27 ha.
Năm 2023 thị xã dự kiến chuyển mục đích sử dụng 16,55 ha đất trồng cây hàng năm sang các mục đích khác. Kết quả, đã chuyển mục đích 9,28 ha, đạt 56,07% kế hoạch về diện tích. (phần diện tích đất trồng cây hàng năm chuyển mục đích chủ yếu là công nhận lại hạn mức đất vườn sang đất ở trong khu dân cư)
- Đất trồng cây lâu năm
Theo kế hoạch, diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2023 là 1.979,50 ha, đến 31/12/2023 là 1.983,05 ha, cao hơn so với kế hoạch được duyệt là 3,55 ha.
Năm 2023, thị xã dự kiến chuyển mục đích sử dụng 30,20 ha đất trồng cây lâu năm sang các mục đích khác. Kết quả, đã chuyển mục đích 26,65 ha, đạt 88,24% kế hoạch về diện tích. (phần diện tích đất trồng cây lâu năm chuyển mục đích chủ yếu là công nhận lại hạn mức đất vườn sang đất ở trong khu dân cư).
- Đất rừng sản xuất
Theo kế hoạch, diện tích đất rừng sản xuất năm 2023 là 4.826,87 ha, đến 31/12/2023 là 4.972,42 ha, cao hơn so với kế hoạch được duyệt là 145,55 ha.
Năm 2023, thị xã dự kiến chuyển mục đích sử dụng 125,41 ha đất rừng sản xuất sang các mục đích khác. Kết quả, đã chuyển mục đích 90,24 ha, đạt 71,95% kế hoạch về diện tích. Để thực hiện các dự án: đường tránh AFD; khai thác Mỏ cát silic tại xã Quỳnh Lộc; Đường giao thông nối QL48E đi xã Quỳnh Liên và đoạn Quỳnh Trang - Quỳnh Tân; Tuyến đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hoá) đến Cửa Lò (Nghệ An).
Diện tích đất rừng sản xuất cao hơn so với kế hoạch là do thống kế năm 2023 đã rà soát lại ranh giới theo Kết quả rà soát, điều chỉnh quỹ đất lầm nghiệp và 3 loại rừng tỉnh Nghệ An năm 2023.
- Đất rừng phòng hộ
Theo kế hoạch, diện tích đất rừng phòng hộ năm 2023 là 1.931,80 ha, đến 31/12/2023 là 1.841,32 ha, thấp hơn so với kế hoạch được duyệt là 90,48 ha.
Năm 2023, thị xã dự kiến chuyển mục đích sử dụng 22,35 ha đất rừng phòng hộ sang mục đích khác. Kết quả, đã thực hiện chuyển 4,99 ha để thực hiện dự án Khai thác mỏ đất làm vật liệu xây dựng thông thường và đất san lấp tại khu vưc Tân Thiệu (Cty Xuân Hùng).
Diện tích đất rừng phòng hộ giảm 111,24 là do thống kế năm 2023 đã rà soát lại ranh giới theo Kết quả rà soát, điều chỉnh quỹ đất lầm nghiệp và 3 loại rừng tỉnh Nghệ An năm 2023.
- Đất nuôi trồng thủy sản
Theo kế hoạch, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2023 là 656,61 ha, đến 31/12/2023 là 680,71 ha, cao hơn so với kế hoạch được duyệt là 24,10 ha.
Năm 2023, dự kiến chuyển mục đích sử dụng 32,75 ha đất nuôi trồng thuỷ sản. Kết quả, đã chuyển mục đích sử dụng 8,65 ha để thực hiện các dự án: Nạo vét kênh nhà Lê 0,46 ha; Kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ bờ tả sông Hoàng Mai 0,05 ha; Đường Nghi Sơn Cửa Lò 2,15 ha; đường tránh AFD 0,05 ha…đạt 26,41% kế hoạch.
- Đất làm muối
Theo kế hoạch, diện tích đất làm muối năm 2023 là 45,11ha, đến 31/12/2023 là 47,08 ha. Cao hơn so với kế hoạch được duyệt là 2,81 ha.
Năm 2023, thị xã dự kiến chuyển mục đích sử dụng 3,38 ha đất làm muối. Kết quả, đã chuyển mục đích 1,42 ha để thực hiện dự án đường Nghi Sơn Cửa Lò…, đạt 16,86% kế hoạch về diện tích. Còn 1,96 ha chưa chuyển mục đích sử dụng để thực hiện theo kế hoạch.
- Đất nông nghiệp khác
Diện tích đất nông nghiệp khác không thay đổi so với kế hoạch được duyệt (3,41 ha).
2.1.2. Phân tích đất phi nông nghiệp
Bảng 3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong nhóm đất phi nông nghiệp năm 2023
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Kế hoạch được duyệt năm 2023 Kết quả thực hiện năm 2023
Diện tích So sánh
Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%)
1 Đất phi nông nghiệp PNN 4.235,31 4.004,29 -231,02 94,55%
1.1 Đất quốc phòng CQP 34,75 3,43 -31,32 9,88%
1.2 Đất an ninh CAN 2,98 2,83 -0,15 95,06%
1.3 Đất khu công nghiệp SKK 378,98 324,24 -54,74 85,56%
1.4 Đất cụm công nghiệp SKN - -    
1.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 42,12 40,21 -1,91 95,48%
1.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 96,29 101,61 5,32 105,52%
1.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 585,07 481,60 -103,47 82,31%
1.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 46,73 59,59 12,86 127,52%
1.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1.784,52 1.724,02 -60,50 96,61%
1.9.1 Đất giao thông DGT 1.037,40 992,46 -44,94 95,67%
1.9.2 Đất thuỷ lợi DTL 543,84 539,81 -4,03 99,26%
1.9.3 Đất xây dựng cơ sở văn hoá DVH 2,02 2,02 0,00 100,08%
1.9.4 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 14,97 14,74 -0,23 98,48%
1.9.5 Đất xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo DGD 45,89 41,44 -4,45 90,30%
1.9.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao DTT 26,91 26,50 -0,41 98,47%
1.9.7 Đất công trình năng lượng DNL 7,47 2,53 -4,94 33,86%
1.9.8 Đất xây dựng công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,69 0,69 0,00 100,54%
1.9.9 Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG   -    
1.9.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 1,68 1,68 0,00 99,95%
1.9.11 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 2,90 1,81 -1,09 62,45%
1.9.12 Đất cơ sở tôn giáo TON 11,26 11,26 0,00 99,98%
1.9.13 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 83,97 83,56 -0,41 99,51%
1.9.14 Đất xây dựng cơ sở khoa học, công nghệ DKH   -    
1.9.15 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ, xã hội DXH   -    
1.9.16 Đất chợ DCH 5,52 5,52 0,00 100,01%
1.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL   -    
1.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 12,48 12,48 0,00 99,98%
1.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 2,10 2,10 0,00 100,20%
1.13 Đất ở tại nông thôn ONT 296,24 302,93 6,69 102,26%
1.14 Đất ở tại đô thị ODT 332,04 328,43 -3,61 98,91%
1.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 14,24 10,34 -3,90 72,63%
1.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,35 0,88 0,53 250,81%
1.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG   -    
1.18 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 11,28 10,83 -0,45 96,03%
1.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 447,06 454,81 7,75 101,73%
1.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 147,31 143,96 -3,35 97,72%
1.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK   -    
Việc thực hiện các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Đất quốc phòng
Theo kế hoạch, diện tích đất quốc phòng năm 2023 là 34,75 ha, đến 31/12/2023 diện tích đất quốc phòng là 3,43 ha, thấp hơn 31,32 ha.
Năm 2023, dự kiến đất quốc phòng tăng 31,32 ha (xây dựng thao trường bắn tại xã Quỳnh Vinh 22,28 ha; Đồn Biên phòng Quỳnh Phương (144) 5,00 ha; Sở chỉ huy diễn tập 4,04 ha. Kết quả chưa chưa đạt kế hoạch đề ra.
- Đất an ninh
Theo kế hoạch, đất an ninh năm 2023 là 2,98 ha, đến 31/12/2023 diện tích đất an ninh là 2,83 ha, thấp hơn 0,15 ha.
Năm 2023, dự kiến đất an ninh tăng 0,15 ha (xây dựng trụ sở công an xã Quỳnh Liên). Kết quả chưa đạt kế hoạch đề ra.
- Đất khu công nghiệp
Diện tích đất khu công nghiệp năm 2023 là 378,98 ha, đến 31/12/2023 là 324,24 ha, thấp hơn 54,74 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, dự kiến thực hiện 53,70 ha đất khu công nghiệp. Đồng thời, diện tích đất khu công nghiệp theo kế hoạch giảm 0,38 ha để thực hiện các dự án giao thông. Kết quả, chưa đạt kế hoạch đề ra.
- Đất thương mại, dịch vụ
Theo kế hoạch, diện tích đất thương mại, dịch vụ năm 2023 là 42,12 ha, đến 31/12/2023 là 40,21 ha, thấp hơn 1,91 ha so với kế hoạch.
Năm 2023, dự kiến thực hiện 2,64 ha đất thương mại dịch vụ. Kết quả, đã thực hiện 01 dự án diện tích 0,09 ha chưa đạt kế hoạch đề ra.
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Theo kế hoạch, diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp năm 2023 là  96,29 ha, đến 31/12/2023 là 102,24 ha, cao hơn 5,95 ha so với kế hoạch.
Năm 2023, dự kiến chuyển 5,95 ha đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Kết quả, chưa thực hiện được kế hoạch đề ra.
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
Theo kế hoạch, diện tích đất khoáng sản năm 2023 là 585,07 ha, đến 31/12/2023 là 481,06 ha, thấp hơn 103,47 ha so với kế hoạch.
Năm 2023, dự kiến đất khoáng sản tăng 127,27 ha. Kết quả, đã thực hiện 02 dự án: Khai thác lộ thiên đất san lấp tại thôn 22, xã Quỳnh Vinh với diện tích 9,77 ha; Khai thác mỏ đất làm vật liệu xây dựng thông thường và đất san lấp tại khu vưc Tân Thiệu (Cty Xuân Hùng): 4,99 ha…
- Đất phát triển hạ tầng
Theo kế hoạch, diện tích đất phát triển hạ tầng năm 2023 là 1.784,52 ha, diện tích xác định đến 31/12/2023 là 1.727,02 ha, thấp hơn 60,50 ha so với kế hoạch được duyệt.
+ Đất giao thông
Theo kế hoạch, diện tích đất giao thông năm 2023 là 1.037,40 ha, đến 31/12/2023 là 992,46 ha, thấp hơn 44,94 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, thị xã dự kiến đưa 69,62 ha vào sử dụng cho mục đích đất giao thông. Kết quả đã thực hiện được 20,21 ha (dự án đường Nghi Sơn-Cửa Lò; dự án đường tránh AFD; dự án đường cao tốc Bắc Nam; dự án đường nhựa phường Quỳnh Dị), đạt 29,02% kế hoạch về diện tích.
+ Đất thủy lợi
Theo kế hoạch, diện tích đất thuỷ lợi năm 2023 là 543,84 ha, đến 31/12/2023 là  539,81 ha, thấp hơn 4,72 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, dự kiến đưa 10,20 ha vào sử dụng cho mục đích đất thuỷ lợi . Kết quả đã thực hiện được 1,75 ha đạt 17,17% kế hoạch (kè AFD; Xây dựng các tuyến kênh thoát nước cho dân cư quanh khu công nghiệp Hoàng Mai 1; Nạo vét cải tạo kênh Nhà Lê).
+ Đất xây dựng cơ sở văn hoá: Không thay đổi so với kê hoạch 2,02 ha.
+ Đất xây dựng cơ sở y tế
Theo kế hoạch, diện tích đất xây dựng cơ sở y tế năm 2023 là 14,97 ha, đến 31/12/2023 là 14,74 ha, thấp hơn 0,23 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, tiếp tục thu hồi 0,23 ha đất để thực hiện dự án xây dựng trung tâm y tế thị xã. Kết quả đã thực hiện thu hồi 0,23 ha đạt 100%. Tuy nhiên, dự án Trung tâm y tế diện tích 4,73 ha chưa được giao đất nên chưa thống kê vào đất y tế.
+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo
Theo kế hoạch, diện tích đất cơ sở giáo dục đào tạo năm 2023 là 45,89 ha, đến 31/12/2023 là 41,44 ha thấp hơn 4,45 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, dự kiến thực hiện 4,45 ha các dự án giáo dục, đào tạo. Kết quả chưa thực hiện được theo kế hoạch.
+ Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
Theo kế hoạch, diện tích đất cơ sở thể dục thể thao năm 2023 là 26,91 ha, đến 31/12/2023 là 26,50 ha, thấp hơn 0,42 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, tiếp tục thu hồi 0.42 ha để đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao. Kết quả đã thực hiện thu hồi 0,42 ha đạt 100%.
+ Đất công trình năng lượng
Theo kế hoạch, diện tích đất năng lượng năm 2023 là 7,47 ha, diện tích xác định đến 31/12/2023 là 2,53 ha, thấp hơn 4,94 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, thị xã dự kiến đưa 4,94 ha vào đất công trình năng lượng. Kết quả đã thực hiện 01 dự án diện tích 0,07 ha.
+ Đất công trình bưu chính, viễn thông. Không thay đổi so với kế hoạch được duyệt 0,69 ha
+ Đất có di tích lịch sử - văn hoá: Không thay đổi so với kế hoạch được duyệt 1,68 ha
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải:
Theo kế hoạch, diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải năm 2023 là 2,90 ha, diện tích xác định đến 31/12/2023 là 1,81 ha, thấp hơn 1,09 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, dự kiến thực hiện xây dựng khu liên hợp xử lý rác thải tải xã Quỳnh Vinh với diện tích 1,09 ha. Kết quả chưa thực hiện.
+ Đất cơ sở tôn giáo. Không thay đổi so với kế hoạch được duyệt 11,26 ha.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
Theo kế hoạch, diện tích đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng năm 2023 là 83,97 ha, đến 31/12/2023 là 83,56 ha, thấp hơn 0,41 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm 0,26 ha để sử dụng vào mục đích khác. Kết quả chưa đạt kế hoạch. Đất nghĩa trang nghĩa địa giảm do thống kê năm 2023 xác định lại mục đích sử dụng đất theo trích đo Đường giao thông Quỳnh Tân - Quỳnh Trang.
+ Đất chợ. Không thay đổi so với kế hoạch được duyệt 5,52 ha
- Đất sinh hoạt cộng đồng. Không thay đổi so với kế hoạch được duyệt 12,48 ha.
- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng. Không thay đổi so với kế hoạch được duyệt 2,10 ha.
- Đất ở tại nông thôn
Chỉ tiêu đất ở nông thôn theo kế hoạch được duyệt là 296,24 ha, đến 31/12/2023 là 302,93 ha, cao hơn 6,69 ha so với kế hoạch được duyệt.
Theo kế hoạch, đất ở nông thôn tăng 11,20 ha để thực hiện các dự án chia lô đấu giá. Kết quả, chưa thực hiện. Tuy nhiên, diện tích đất ở nông thôn tăng là do công nhận lại hạn mức đất ở.
- Đất ở tại đô thị
Chỉ tiêu đất ở tại đô thị năm 2023 là 332,04 ha, đến 31/12/2023 là 328,43 ha, thấp hơn 3,61 ha so với kế hoạch được duyệt.
Theo kế hoạch, đất ở đô thị tăng 19,91 ha để thực hiện các dự án chia lô đấu giá đất ở và dự án tái định cư. Kết quả, đã thực hiện thu hồi 5,75 ha để thực hiện các dự án đất ở đô thi, đạt 28,87 % kế hoạch về diện tích. Tuy nhiên, diện tích đất ở đô thị tăng là do công nhận lại hạn mức đất ở và chuyển mục đích đất vườn liền kề đất ở.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Theo kế hoạch, diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan năm 2023 là 14,24 ha, đến 31/12/2023 diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan là 10,34 ha thấp hơn 3,90 ha.
Năm 2023, dự kiến thực hiện xây dựng trụ sở UBND phường Mai Hùng 0,71 ha; trụ sở hành chính phường Quỳnh Thiện 3,07 ha. Kết quả, đã thực hiện thu hồi đất 0,71 ha đạt 18,20%.
- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
Theo kế hoạch, diện tích đất xây dựng trụ sở tổ chức sự nghiệp năm 2023 là 0,35 ha, đến 31/12/2023 diện tích đất xây dựng trụ sở tổ chức sự nghiệp là 0,88 ha cao hơn 0,53 ha. Do xác định lại mục đích sử dụng đất của Trạm thu phí Quốc Lộ 1A
- Đất cơ sở tín ngưỡng
Theo kế hoạch, diện tích đất cơ sở tín ngưỡng năm 2023 là 11,28 ha, đến 31/12/2023 là 10,85 ha thấp hơn 0,43 ha.
Năm 2023, dự kiến thực hiện công trình phục hồi, tôn tạo đền Bạch Y Đại Vương. Kết quả chưa thực hiện.
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Theo kế hoạch, diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối năm 2023 là 447,06 ha, đến 31/12/2022 là 454,81 ha, cao hơn 7,75 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, thị xã dự kiến chuyển mục đích sử dụng 8,05 ha đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối sang các mục đích khác. Kết quả, chưa đạt kế hoạch.
- Đất có mặt nước chuyên dùng
Theo kế hoạch, diện tích đất mặt nước chuyên dùng năm 2023 là 147,31  ha, đến 31/12/2023 là 143,96 ha, thấp hơn 3,35 ha so với kế hoạch được duyệt.
Năm 2023, thị xã dự kiến đưa 0,49 ha vào đất có mặt nước chuyên dùng. Kết quả, chưa đạt kế hoạch đề ra.
2.1.3. Phân tích đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng đến ngày 31/12/2023 là 442,49 ha, cao hơn 106,87 ha so với kế hoạch được duyệt (335,71 ha).
Theo kế hoạch, sẽ đưa 20,65 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng để thực hiện 09 công trình dự án. Kết quả, diện tích đất chưa sử dụng chuyển sang các mục đích khác là 9,57 ha đạt 46,34%.
Đồng thời, diện tích đất chưa sử dụng tăng so với kế hoạch được duyệt là do phần diện tích của các công trình, dự án đã được thu hồi đất nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất như: Khai thác mỏ cát Silic 55,90 ha; Trụ sở UBND phường Mai Hùng 0,73 ha; Hạ tầng chia lô đất ở dân cư tại khối Tân Phong, phường Quỳnh Thiện 1,73 ha; Xây dựng Khu đô thị xi măng Hoàng Mai 0,75 ha; Đấu giá đất ở đô thị khối 12, phường Mai Hùng 2,45 ha; Hạ tầng đấu giá đất ở dân cư khu vực đồng Đập Mạ, phường Quỳnh Dị 0,95 Ha; …
2.2. Đánh giá tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2023
2.2.1 Kết quả
Trong năm, UBND thị xã đã tập trung công tác GPMB các công trình trên địa bàn: Hoàn thành GPMB dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam; cơ bản hoàn thành GPMB dự án Đường ven biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) đạt trên 94%; đường Cứu hộ cứu nan; đường N3(khu công nghiệp Hoàng Mai I).
Triển khai GPMB các dự án trọng điểm do thị xã làm chủ đầu tư như: dư án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu; dự án tuyến đường số 1 khu đô thị Hoàng Mai; đường Quốc lộ 48E đi Quỳnh Liên và đoạn Quỳnh Trang, Quỳnh Tân; một số dự án chia lô đấu giá đất ở…
Năm 2023 có tổng số 106 công trình, dự án với diện tích 358,63 ha được phê duyệt tại Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 11/4/2023, bổ sung tại Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 15/8/2023; số 604/QĐ-UBND ngày 25/10/2023; số 666/QĐ-UBND ngày 16/11/2023; số 704/QĐ-UBND ngày 18/12/2023.
Trong năm 2023, thị xã Hoàng Mai đã thực hiện 32 công trình dự án với diện tích 102,61 ha. Trong đó, có 23 công trình dự án đã hoàn thành thủ tục theo quy định với diện tích 36,36 ha chiếm tỷ lệ  21,69% so với tổng số công trình dự án; có 09 công trình, dự án với diện tích 66,25 ha đang thu hồi đất nhưng chưa hoàn thành thủ tục giao đất, thuê đất. (Chi tiết xem tại Phụ lục 01; 05)
2.2.2. Tồn tại   
Đánh giá tồn tại cụ thể như sau:
- Công tác bồi thường GPMB một số dự án còn chậm, chưa đáp ứng được tiến độ dự án.
- Để góp phần thực hiện Quy hoạch chung tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, thị xã đã và đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Một số lượng lớn các công trình, dự án trọng điểm do thị xã làm chủ đầu tư kéo dài phần lớn do công tác GPMB gặp nhiều khó khăn.
- Thủ tục hành chính để hoàn thiện một khu đất đảm bảo các quy định phục vụ đấu giá mất nhiều công đoạn và thời gian: Lập hồ sơ khảo sát địa điểm trình UBND tỉnh phê duyệt; thiết kế phân lô; trích đo; phê duyệt giá đất phục vụ bồi thường GPMB; lập hồ sơ GPMB; lập hồ sơ đầu tư hạ tầng, đấu thầu, chỉ định thầu đầu tư hạ tầng; phê duyệt giá đất cụ thể; ký hợp đồng đấu giá; thông báo đấu giá, tổ chức đấu giá…
- Một số dự án đã được thu hồi đất nhưng chưa hoàn thành các thủ tục để giao đất, cho thuê đất (Nhà máy bột đá siêu mịn Trung Hải; chợ xã Quỳnh Lộc; trụ sở UBND phường Mai Hùng; trung tâm thể dục thể thao thị xã; trung tâm y tế…).
2.3. Nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2023.
- Trên địa bàn thị xã có một số dự án lớn, mang tính dài hạn như các dự án phát triển hạ tầng đô thị... nên việc thực hiện cần nhiều thời gian, cần chuyển tiếp thực hiện trong các năm tiếp theo, đảm bảo hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.
- Các xã, phường, các cấp, ngành chưa thực sự bám sát việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm dẫn đến thiếu sót công trình, dự án phải bổ sung nhiều.
  • Công tác GPMB còn nhiều khó khăn, khối lượng lớn, nguồn kinh phí chưa đáp ứng; mức bồi thường, hỗ trợ một số dự án chưa nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân nên một số công trình có tiến độ chậm so với yêu cầu.
  • Thị trường bất động sản trầm lắng từ đó ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư cũng như tiến độ thu tiền sử dụng đất.
- Thời gian nhà đầu tư thực hiện các thủ tục để hoàn thành dự án từ khi có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền khá dài (nhà đầu tư phải thực hiện các bước từ phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng; thẩm định đánh giá tác động môi trường; xác định giá đất; giao đất, cho thuê đất) ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

PHẦN III
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024
3.1. Chỉ tiêu sử dụng đất.
3.1.1. Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất
Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2023 chưa thực hiện hết, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã thì tiếp tục chuyển sang thực hiện trong năm 2024
3.1.2 Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân:
Nhu cầu sử dụng đất trong năm 2024 được tổng hợp trên cơ sở:
- Nghị quyết số 62/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh Nghệ An về phê chuẩn kế hoạch đầu tư công năm 2024.
- Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 19/12/2023 của HĐND thị xã Hoàng Mai về phê chuẩn kế hoạch đầu tư công năm 2024.
- Nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan cấp tỉnh, các phòng, ban, ngành của thị xã Hoàng Mai, các xã, phường, các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện trong năm 2024.
Kết quả điều tra tổng hợp có 43 công trình, diện tích tăng thêm 391,23 ha đăng ký thực hiện trong năm 2024 (chi tiết tại phụ biểu 04 kèm theo).
Tổng hợp, có 115 công trình, dự án đăng ký thực hiện trong năm 2024 trên địa bàn thị xã Hoàng Mai(chi tiết Danh mục công trình/dự án có nhu cầu sử dụng đất năm 2024 thể hiện tại Biểu 10/CH).
3.2. Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đât.
3.2.1. Đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của thị xã là 12.197,40 ha; giảm 534,18 ha so với năm 2023 (12.731,58 ha). Trong đó:
* Đất trồng lúa.
Diện tích đất trồng lúa năm 2024 là 1.665,41 ha giảm 43,58 ha so với năm 2023 được chuyển sang các mục đích sau:
- Đất an ninh 1,45 ha;
- Đất khu công nghiệp 1,15 ha;
- Đất thương mại, dịch vụ 0,30 ha;
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,42 ha;
- Đất khai thác khoáng sản 0,26 ha;
- Đất giao thông 18,12 ha;
- Đất thủy lợi 2,15 ha;
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo 0,92 ha;
- Đất năng lượng 1,62 ha;
- Đất ở nông thôn 3,93 ha;
- Đất ở đô thị 9,01 ha;
- Đất trụ sở cơ quan 3,04 ha;
- Đất cơ sở tín ngưỡng 0,21 ha;
- Diện tích đất giữ nguyên hiện trạng là 1.665,41 ha.
* Đất trồng cây hàng năm khác
Năm 2024, diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 1.227,56 ha giảm 267,03 ha so với năm 2023. Trong đó:
+ Diện tích giữ nguyên hiện trạng là 1.227,56 ha.
+ Chuyển mục đích sử dụng 267,03 ha sang các mục đích:
- Đất an ninh 0,30 ha;
- Đất khu công nghiệp 247,50 ha;
- Đất khoáng sản 0,46 ha;
- Đất giao thông diện tích 3,50 ha;
- Đất thủy lợi 0,15 ha;
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo 1,55 ha;
- Đất năng lượng diện tích 1,30 ha;
- Đất rác thải, xử lý chất thải 1,09 ha;
- Đất ở nông thôn 6,82 ha;
- Đất ở đô thị 4,24 ha
- Đất tín ngưỡng 0,12 ha;
* Đất trồng cây lâu năm
Diện tích xác định theo kế hoạch 2024 là 1.952,50 ha; giảm 30,55 ha so với hiện trạng. Trong đó:
+ Diện tích giữ nguyên hiện trạng là 1.952,50 ha.
+ Chuyển mục đích sử dụng 30,55 ha sang các mục đich:
- Đất quốc phòng 2,18 ha;
- Đất khu công nghiệp 8,96 ha;
- Đất khoáng sản 3,03 ha.
- Đất giao thông 5,61 ha
- Đất thủy lợi 0,29 ha;
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tào 1,30 ha;
- Đất năng lượng 0,05 ha;
- Đất ở nông thôn 5,63 ha;
- Đất ở đô thị 3,50 ha;
* Đất rừng phòng hộ
Năm 2023, diện tích đất rừng phòng hộ là 1.841,32 ha. Diện tích xác định theo kế hoạch sử dụng đất năm 2024 là 1.812,37 ha; biến động giảm 28,95 ha so với hiện trạng.
+ Diện tích giữ nguyên hiện trạng là 1.812,37 ha.
+ Chuyển mục đích sử dụng 28,95 ha để thực hiện công trình:
- Đất quốc phòng 22,96 ha;
- Đất giao thông 0,35 ha;
- Đất năng lượng 5,64 ha;
* Đất rừng sản xuất
Năm 2023, diện tích đất rừng sản xuất là 4.972,42 ha. Diện tích xác định theo kế hoạch sử dụng đất 2024 là 4.843,63 ha; giảm 128,79 ha so với hiện trạng. Trong đó:
+ Diện tích giữ nguyên hiện trạng là 4.843,63 ha.
+ Chuyển mục đích sử dụng 128,79 ha sang các mục đích:
- Đất quốc phòng 12,22 ha;
- Đất khu công nghiệp 34,58 ha
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 71,10 ha;
- Đất giao thông 3,09 ha;
- Đất thủy lợi 0,52 ha;
- Đất giáo dục, đào tạo 0,72 ha;
- Đất công trình năng lượng 3,93 ha;
- Đất ở nông thôn 2,63 ha;
* Đất nuôi trồng thủy sản
Năm 2023, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm là 680,71 ha. Diện tích xác định theo kế hoạch sử dụng đất 2024 là 646,07 ha; giảm 34,64 ha so với hiện trạng. Trong đó:
+ Diện tích giữ nguyên hiện trạng là 646,07 ha.
+ Chuyển mục đích sử dụng 34,64 ha sang các mục đích sau:
- Đất khu công nghiệp 30,17 ha;
- Đất giao thông diện tích 2,19 ha;
- Đất thủy lợi 1,77 ha;  
- Đất cơ sở tín ngưỡng 0,10 ha.
* Đất làm muối
Năm 2023, diện tích đất làm muối là 47,08 ha. Diện tích xác định theo kế hoạch sử dụng đất 2024 là 46,48 ha; giảm 0,60 ha để thực hiện dự án Khu tái định cư trọng điểm tại phường Quỳnh Dị.
* Đất nông nghiệp khác
Năm 2023, diện tích đất nông nghiệp khác là 3,41 ha. Diện tích xác định theo kế hoạch sử dụng đất 2024 là 3,77 ha; giảm 0,04 ha để thực hiện dự án Đường giao thông nối Quốc lộ 48E đi xã Quỳnh Liên.
Bảng 4: Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2024
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu Hiện trạng 2023 Kế hoạch năm 2024 Biến động tăng (+), giảm (-)
1 Đất nông nghiệp NNP 12.731,58 12.197,40 -  534,18
1.1 Đất trồng lúa LUA 1.708,99 1.665,41 -  43,58
  Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.403,74 1.365,14 - 38,60
  Đất trồng lúa nước còn lại LUK 305,25 300,27 - 4,98
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.494,59 1.227,56 - 267,03
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.983,05 1.952,50 - 30,55
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.841,32 1.812,37 - 28,95
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 - -
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 4.972,42 4.843,63 - 128,79
  Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN 77,18 77,18 -
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 680,71 646,07 - 34,64
1.8 Đất làm muối LMU 47,08 46,48 - 0,60
1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 3,41 3,37 - 0,04
 
(Chi tiết chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp năm 2024 theo từng phường, xã thể hiện tại biểu 06 CH).
3.2.2. Đất phi nông nghiệp
Năm 2024, diện tích đất phi nông nghiệp của thị xã là 4.570,02 ha, tăng            565,73 ha so với năm 2023. Trong đó:
* Đất quốc phòng
Diện tích đất quốc phòng xác định theo kế hoạch sử dụng đất là 41,25 ha; tăng 37,82 ha so với hiện trạng. Trong đó:
- Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng 3,43 ha.
- Đất quốc phòng tăng 37,82 ha để thực hiện xây dựng Trường bắn (thao trường quân sự) 22,82 ha; xây dựng đồn Biên phòng Quỳnh Phương 5,00 ha; Sở chỉ huy diễn tập 10,00 ha.
Diện tích tăng được chuyển từ các loại đất: đất trồng cây lâu năm 2,18 ha; đất rừng phòng hộ 22,96 ha; đất rừng sản xuất 12,22 ha; đất giao thông 0,08 ha; đất thủy lợi 0,27 ha; đất sông suối 0,11 ha.
* Đất an ninh
Năm 2023, diện tích đất an ninh là 2,83 ha, diện tích xác định theo kế hoạch sử dụng đất năm 2024 là 4,99 ha; tăng 2,16 ha so với hiện trạng. Trong đó:
- Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng 2,83 ha.
- Trong năm kế hoạch, đất an ninh tăng 2,16 ha từ: đất trồng lúa 1,45 ha; đất trồng cây hằng năm 0,30 ha; đất nuôi trồng thủy sản 0,41 ha.
* Đất khu công nghiệp
Năm 2023, diện tích đất khu công nghiệp là 324,24 ha, diện tích xác định theo kế hoạch sử dụng đất năm 2024 là 701,36 ha, tăng 377,13 ha so với hiện trạng. Trong đó:
+ Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng 324,23 ha.
+ Trong năm kế hoạch, đất khu công nghiệp tăng 377,12 ha. Diện tích tăng được lấy từ các loại đất:
- Đất trồng lúa 1,15 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác 247,5 ha;
- Đất trồng cây lâu năm 8,96 ha;
- Đất rừng sản xuất 34,58 ha;
- Đất nuôi trồng thủy sản 30,17;
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 20,80 ha;
- Đất giao thông 6,25 ha;
- Đất thủy lợi 4,12 ha;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,01 ha;
- Đất ở nông thôn 2,00 ha;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 11,05 ha;
- Đất chưa sử dụng 10,54 ha;
Đồng thời giảm 0,01 ha chuyển sang đất giao thông (thực hiện dự án Đường N3 nối QL1A – khu công nghiệp Hoàng Mai).
* Đất thương mại, dịch vụ
Năm 2024 diện tích đất thương mại dịch vụ là 40,50 ha. Trong đó:
+ Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng 40,20 ha.
+ Trong năm kế hoạch, đất thương mại, dịch vụ tăng 0,30 ha được lấy từ đất trồng lúa. Đồng thời, đất thương mại dịch vụ giảm 0,01 ha chuyển sang đất giao thông.
* Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp theo kế hoạch là 81,96 ha giảm 19,65 ha so với năm 2023. Trong đó:
+ Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng 80,29 ha.
+ Trong năm kế hoạch, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tăng 1,67 ha được lấy từ đất trồng lúa 1,42 ha; đất khoáng sản 0,17 ha; đất chưa sử dụng 0,08 ha. Đồng thời, giảm 21,31 ha chuyển sang: đất giao thông 0,52 ha; đất khu công nghiệp 20,80 ha.
* Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
Diện tích đất khoáng sản năm 2024 là 577,32 tăng 95,72 ha so với năm 2023. Trong đó:
+ Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng 481,43 ha.
+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tăng 95,89 ha để thực hiện 09 công trình dự án. Diện tích tăng được chuyển mục đích từ các loại đất sau:
- Đất trồng lúa 0,26 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác 0,46 ha;
- Đất trồng cây lâu năm 3,03 ha;
- Đất rừng sản xuất 71,10 ha;
- Đất ở tại nông thôn 1,52 ha;
- Đất chưa sử dụng 19,52 ha.
* Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
Năm 2023 diện tích đất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm là 59,59 ha. Diện tích năm 2024 là 58,77 ha giảm 0,82 ha so với hiện trạng.
- Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng là 58,77 ha.
Diện tích giảm 0,82 ha, để thực hiện công trình, dự án: Đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu (giai đoạn 1) 0,82 ha;
* Đất phát triển hạ tầng.
Năm 2023 diện tích đất phát triển hạ tầng là 1.724,02 ha. Diện tích năm 2024 là 1.782,63 ha tăng 58,61 ha so với hiện trạng. Cụ thể các loại đất như sau:
+ Đất giao thông
Năm 2023, diện tích đất giao thông là 992,46 ha, diện tích xác định theo kế hoạch sử dụng đất năm 2024 là 1.032,00 ha; tăng 39,54 ha so với hiện trạng. Trong đó:
Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng 985,66 ha.
Trong năm kế hoạch đất giao thông tăng 46,34 ha, để thực hiện 22 công trình, dự án. Diện tích tăng được lấy từ các loại đất:
- Đất trồng lúa 18,12 ha;  
- Đất trồng cây hàng năm khác 3,50 ha;
- Đất trồng cây lâu năm 5,61 ha;
- Đất rừng phòng hộ 0,35 ha;
- Đất rừng sản xuất 3,09 ha;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản 2,19 ha;
- Đất làm muối 1,50 ha;
- Đất nông nghiệp khác 0,04 ha;
- Đất khu công nghiệp 0,01 ha;
- Đất thương mại, dịch vụ 0,01 ha;
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,52 ha;
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 0,82 ha;
- Đất thuỷ lợi 0,88 ha;
- Đất cơ sở giáo dục 0,01 ha;
- Đất cơ sở thể dục, thể thao 0,03 ha;
- Đất công trình năng lượng 0,01 ha;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,23 ha;
- Đất sinh hoạt cộng đồng 0,03 ha;
- Đất ở tại nông thôn 4,40 ha;
- Đất ở tại đô thị 4,44 ha;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 0,77 ha;
- Đất có mặt nước chuyên dùng 0,03 ha;
- Đất chưa sử dụng 1,25 ha.
Đồng thời diện tích giao thông giảm 6,80 ha do chuyển sang:
- Đất quốc phòng 0,08 ha;
- Đất khu công nghiệp 6,25 ha;
- Đất thủy lợi 0,25 ha;
- Đất cơ sở giáo dục 0,12 ha;
- Đất ở tại đô thị 0,09 ha;
- Đất trụ sở cơ quan 0,01 ha;
+  Đất thủy lợi
Năm 2023, diện tích đất thuỷ lợi là 539,81 ha, diện tích xác định theo kế hoạch sử dụng đất năm 2024 là 539,85 ha, tăng 0,04 ha so với hiện trạng. Trong đó:
Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng 534,37 ha.
Trong năm kế hoạch đất thuỷ lợi tăng 5,48 ha để thực hiện 5 công trình. Diện tích tăng được lấy từ các loại đất:
- Đất trồng lúa 2,15 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác 0,15 ha;
- Đất trồng cây lâu năm 0,29 ha;
- Đất rừng sản xuất 0,52 ha;
- Đất nuôi trồng thủy sản 1,77 ha;
- Đất giao thông 0,25 ha;
- Đất ở tại nông thôn 0,01 ha
- Đất ở tại đô thị 0,01 ha;
- Đất sông ngòi, kênh rạch, suối 0,16 ha;
- Đất có mặt nước 0,01 ha;
- Đất chưa sử dụng 0,16 ha.
 Đồng thời giảm 5,44 ha do chuyển sang đất quốc phòng 0,27 ha; đất khu công nghiệp 4,12 ha; đất giao thông 0,88 ha; đất cơ sở giáo dục 0,12 ha; đất ở đô thị 0,03 ha; đất trụ sở cơ quan 0,02 ha.
+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa: Không thay đổi so với hiện trạng.
+ Đất xây dựng cơ sở y tế: Không thay đổi so với hiện trạng.
        + Đất xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo
Năm 2023, diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo là 41,44 ha, diện tích xác định theo kế hoạch sử dụng đất năm 2024 là 46,31 ha, tăng 4,87 ha so với hiện trạng. Trong đó:
Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng 41,43 ha.
Trong năm kế hoạch, đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo tăng 4,88 ha. Diện tích tăng được chuyển từ các loại đất:
- Đất trồng lúa 0,92 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác 1,55 ha;
- Đất trồng cây lâu  năm 1,30 ha;
- Đất rừng sản xuất 0,72 ha;
- Đất giao thông 0,12 ha;
- Đất thủy lợi 0,12 ha;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,04 ha;
- Đất ở tại nông thôn  0,08 ha;
- Đất ở tại đô thị 0,03 ha.
 Đồng thời giảm 0,01 ha do chuyển sang đất giao thông.
+ Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao
Diện tích đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao theo kế hoạch là 26,47 ha, giảm 0,03 ha so với hiện trạng để xây dựng đường giao thông Quỳnh Trang - Quỳnh Tân.
+ Đất công trình năng lượng
Năm 2023 diện tích đất công trình năng lượng 2,53 ha. Diện tích được xác định trong năm kế hoạch năm 2024 là 15,91 ha, tăng 13,38 ha so với hiện trạng.
Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng là 2,53 ha.
Trong năm kế hoạch, diện tích đất công trình năng lượng tăng 13,39 ha để thực hiện 11 công trình. Diện tích tăng được chuyển từ các loại đất:
- Đất trồng lúa 1,62 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác 1,30 ha;
- Đất trồng cây lâu năm 0,05 ha;
- Đất rừng sản xuất 3,93 ha;
- Rừng phòng hộ 5,64 ha
- Đất ở nông thôn 0,65 ha;
- Đất ở đô thị 0,20 ha;
Đồng thời, diện tích đất năng lượng giảm 0,01 ha để thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn.
+ Đất công trình bưu chính viễn thông: Không thay đổi so với hiện trạng.
+ Đất có di tích lịch sử - văn hoá: Không thay đổi so với hiện trạng
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải:
Năm 2023, diện tích đất bãi thải,xử lý chất thải là 1,81 ha. Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 là 2,90 ha; tăng 1,09 ha so với năm 2023. Trong đó:
Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng là 1,81 ha.
Trong 2024 diện tích đất bãi thải,xử lý chất thải tăng 1,09 ha chuyển từ đất bằng trồng cây hàng năm để thực hiện dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Quỳnh Vinh.
+ Đất cơ sở tôn giáo
Đất cơ sở tôn giáo giữ nguyên so với hiện trạng 11,26 ha.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
Diện tích đất làm nghĩa trang, nghĩa địa theo kế hoạch là 83,28 ha giảm 0,28 ha do chuyển sang đất giao thông 0,27 ha; đất khu công nghiệp 0,01 ha.
+ Đất chợ: Đất chợ giữ nguyên so với hiện trạng 5,52 ha.
* Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất sinh hoạt công đồng theo kế hoạch là 12,45 ha giảm 0,03 ha so với năm 2023 do chuyển sang đất giao thông.
* Đất khu vui chơi giải trí công cộng
Không thay đổi so với hiện trạng 2,10 ha.
* Đất ở tại nông thôn
Năm 2023, diện tích đất ở tại nông thôn là 302,93 ha. Theo kế hoach diện tích đất ở nông thôn năm 2024 là 313,28 ha, tăng 10,35 ha so với năm 2023. Trong đó:
Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng là 294,27 ha.
Trong năm kế hoạch đất ở tại nông thôn tăng 19,01 ha. Diện tích tăng do lấy từ các loại đất:
- Đất trồng lúa 3,93 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác 6,82 ha;
- Đất trồng cây lâu năm 5,63 ha;
- Đất rừng sản xuất 2,63 ha.
Đồng thời, diện tích đất ở tại nông thôn giảm 8,66 ha do chuyển sang: đất khu công nghiệp 2,00; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 1,52 ha; đất giao thông 4,40 ha; đất thuỷ lợi 0,01 ha; đất xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo 0,08 ha; đất năng lượng 0,65 ha.
* Đất ở tại đô thị
Diện tích đất ở đô thị năm 2024 là 341,22 ha; tăng 12,79 ha so với năm 2023. Trong đó:
Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 323,75 ha.
Theo kế hoạch diện tích đất ở đô thị tăng 17,47 ha. Diện tích tăng do lấy từ các loại đất:
- Đất trồng lúa 9,01 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác 4,24 ha;
- Đất trồng cây lâu năm 3,50 ha;
- Đất làm muối 0,60 ha;
- Đất giao thông 0,09 ha;
- Đất thủy lợi 0,03 ha;
Đồng thời, giảm 4,68 ha do chuyển sang đất giao thông 4,44 ha; đất thuỷ lợi  0,01 ha; đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo 0,03 ha; đất năng lượng 0,20 ha.
* Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan năm 2024 là 13,41 ha, tăng 3,07 ha so với năm 2023. Trong đó:
Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 10,34 ha.
Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan tăng 3,07 ha để xây dựng trụ sở hành chính phường Quỳnh Thiện, diện tích tăng lấy từ đất chuyên trồng lúa nước 3,04 ha; đất giao thông 0,01 ha; đất thủy lợi 0,02 ha.
* Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp giữ nguyên so với hiện trạng 0,88 ha.
* Đất cơ sở tín ngưỡng
Diện tích đất cơ sở tín ngưỡng theo kế hoạch là 11,28 ha tăng 0,43 ha so với năm 2023. Diện tích tăng 0,43 ha để thực hiện công trình Phục hồi,tôn tạo đền thờ Bạch Y Đại Vương, diện tích tăng lấy từ các loại đất:
- Đất trồng lúa 0,21 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác 0,12 ha;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,10 ha.
* Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là 442,64 ha giảm 12,09 ha. Diện tích giảm do chuyển sang các mục đích:
+ Đất quốc phòng 0,11 ha;
+ Đất khu công nghiệp 11,05 ha;
+ Đất giao thông 0,77 ha;
+ Đất thuỷ lợi 0,16 ha.
Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 442,72 ha.
* Đất có mặt nước chuyên dùng
Diện tích đất có mặt nước chuyên dùng năm 2024 là 143,92 ha giảm 0,04 ha so với năm 2023. Trong đó:
Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 143,92 ha.
Diện tích đất có mặt nước chuyên dùng giảm 0,04 ha, chuyển sang đất giao thông 0,03 ha; đất thủy lợi 0,01 ha.
Bảng 5: Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2024
                                                                                                               Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Hiện trạng năm 2023 Kế hoạch năm 2024 Biến động
tăng (+), giảm (-)
1 Đất phi nông nghiệp PNN 4.004,29 4.570,02 565,73
1.1 Đất quốc phòng CQP 3,43 41,25 37,82
1.2 Đất an ninh CAN 2,83 4,99 2,16
1.3 Đất khu công nghiệp SKK 324,24 701,36 377,12
1.4 Đất cụm công nghiệp SKN 0,00 - -
1.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 40,21 40,50 0,29
1.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 101,61 81,96 -         19,65
1.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 481,60 577,32 95,72
1.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 59,59 58,77 - 0,82
1.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1.724,02 1.782,63 58,61
- Đất giao thông DGT 992,46 1.032,00 39,54
- Đất thuỷ lợi DTL 539,81 539,85 0,04
- Đất xây dựng cơ sở văn hoá DVH 2,02 2,02 -
- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 14,74 14,74 -
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo DGD 41,44 46,31 4,87
- Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao DTT 26,50 26,47 - 0,03
- Đất công trình năng lượng DNL 2,53 15,91 13,38
- Đất xây dựng công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,69 0,69 -
- Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG   - -
- Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 1,68 1,68 -
- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 1,81 2,90 1,09
- Đất cơ sở tôn giáo TON 11,26 11,26 -
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 83,56 83,28 - 0,28
- Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH 0,00 - -
- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 0,00 - -
- Đất chợ DCH 5,52 5,52 -
1.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL 0,00 - -
1.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 12,48 12,45 - 0,03
1.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 2,10 2,10 -
1.13 Đất ở tại nông thôn ONT 302,93 313,28 10,35
1.14 Đất ở tại đô thị ODT 328,43 341,22 12,79
1.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,34 13,41 3,07
1.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,88 0,88 -
1.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 0,00 - -
1.18 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 10,83 11,26 0,43
1.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 454,81 442,72 - 12,09
1.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 143,96 143,92 - 0,04
1.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 - -
(Chi tiết chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp thể hiện tại biểu 06 CH)
3.2.3. Đất chưa sử dụng
Năm 2023, diện tích đất chưa sử dụng là 442,49 ha. Diện tích xác định theo kế hoạch năm 2024 là 410,94 ha; giảm 31,55 ha so với hiện trạng. Trong đó:
Diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng 410,94 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng giảm 31,55 ha, do chuyển sang các loại đất:
- Đất khu công nghiệp 10,54 ha;
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 19,52 ha;
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,08 ha;
- Đất giao thông 1,25  ha;
- Đất thuỷ lợi 0,16 ha.
3.3. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích
Bảng 6: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024
                                                                                                          Đơn vị tính: ha
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích
1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 534,18
1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 43,58
  Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 38,60
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 267,03
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 30,55
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 28,95
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD/PNN -
1.6 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 128,79
  Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiện RSN/PNN -
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS/PNN 34,64
1.8 Đất làm muối LMU/PNN 0,60
1.9 Đất nông nghiệp khác NKH/PNN 0,04
2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp   -
2.1 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT 0,12
(Chi tiết theo từng xã tại Biểu 07/CH phần phụ lục)
3.4. Diện tích đất cần thu hồi
Bảng 7: Kế hoạch thu hồi đất năm 2024
                                                                                               Đơn vị tính: ha
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích  
 
1 Đất nông nghiệp NNP              465,06  
1.1 Đất trồng lúa LUA                39,93  
  Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC                38,39  
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK              258,79  
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN                24,25  
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH                28,95  
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD                     -    
1.6 Đất rừng sản xuất RSX                77,96  
  Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN                     -    
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS                34,54  
1.8 Đất làm muối LMU                  0,60  
1.9 Đất nông nghiệp khác NKH                  0,04  
2 Đất phi nông nghiệp PNN                60,21  
2.1 Đất quốc phòng CQP                     -    
2.2 Đất an ninh CAN                     -    
2.3 Đất khu công nghiệp SKK                  0,01  
2.4 Đất cụm công nghiệp SKN                     -    
2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD                  0,01  
2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC                21,32  
2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS                     -    
2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX                  0,82  
2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT                12,55  
  Trong đó:                       -    
- Đất giao thông DGT                  6,80  
- Đất thuỷ lợi DTL                  5,44  
- Đất xây dựng cơ sở văn hoá DVH                     -    
- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT                     -    
- Đất xây dựng cơ sở giao dục và đào tạo DGD                  0,01  
- Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao DTT                  0,03  
- Đất công trình năng lượng DNL                  0,01  
- Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV                     -    
- Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG                     -    
- Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT                     -     
- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA                     -    
- Đất cơ sở tôn giáo TON                     -     
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD                  0,26  
- Đất xây dựng cơ sở khoa học, công nghệ DKH                     -    
- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ, xã hội DXH                     -     
- Đất chợ DCH                     -    
2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL                     -    
2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH                  0,03  
2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV                     -    
2.13 Đất ở tại nông thôn ONT                  8,66  
2.14 Đất ở tại đô thị ODT                  4,68  
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC                     -    
2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS                     -    
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG                     -    
2.18 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN                     -     
2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON                12,09  
2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC                  0,04  
2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK                     -    
(Chi tiết theo từng xã tại Biểu 08/CH phần phụ lục)
3.5. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp là 31,55 ha. Trong đó:
- Đất khu công nghiệp 10,54 ha;
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 19,52 ha;
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,08 ha;
- Đất giao thông 1,25  ha;
- Đất thuỷ lợi 0,16 ha.
       (Chi tiết theo từng xã tại Biểu 09/CH phần phụ lục)
3.6. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong năm kế hoạch.
Việc tính toán chi phí bồi thường của các công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất chỉ tính toán bồi thường về đất; các chi phí về bồi thường tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình khác, cây cối, hoa màu... chưa được tính toán. Việc tính toán các chi phí này sẽ được tính toán cụ thể chi tiết khi triển khai lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
* Dự kiến các khoản thu
Bao gồm thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận và các loại thuế liên quan đến đất đai (thuế sử dụng đất, phí và lệ phí sử dụng đất).
- Thu tiền giao đất ở đô thị: 5.700.000đ/m2.
- Thu tiền khi giao đất ở nông thôn: 2.800.000đ/m2.
- Thu khi cho thuê đất: 2.750/m2/năm.
* Dự kiến các khoản chi
Bao gồm chi cho việc đền bù giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ tái định cư.
- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng lúa 55.000 đ/m2.
- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây hàng năm 50.000 đ/m2.
- Chi bồi thường khi thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản 50.000 đ/m2.
- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây lâu năm 50.000 đ/m2.
- Chi bồi thường khi thu hồi đất làm muối 35.000 đ/m2.
- Chi bồi thường khi thu hồi đất lâm nghiệp 7.500 đ/m2.
- Chi bồi thường khi thu hồi đất ở đô thị 5.500.000 đ/m2.
- Chi bồi thường khi thu hồi đất ở nông thôn 2.500.000 đ/m2.
- Chi hỗ trợ giải quyết việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐVT: triệu đồng
  CHI PHÍ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ CHI PHÍ (xây dựng hạ tầng; QHPL; trích đo; thẩm định giá) NGUỒN THU (giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích) CHÊNH LỆCH
Đất ở đô thị (ODT) Đất ở nông thôn
(ONT)
Đất lúa 2 vụ (LUC) Đất trồng cây hàng năm (HNK) Đất cây lâu năm (CLN) Đất
rừng sản xuất (RSX)
Đất nuôi trồng thủy sản (NTS) Đất
làm muối (LMU)
  Đất ở đô thị (ODT) Đất ở nông thôn
(ONT)
Cho thuê đất  
Diện tich (ha) 4.68 8.66 38.60 267.03 30.55 128.79 34.64 0.60   12,23 13,31 474,99  
Đơn giá( đồng/m2) 5.500.000 2.500.000 55.000 50.000 50.000 7.500 50.000 35.000   5.700.000 2.800.000 2.750  
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH 257.400 216.500 21.230 133.515 15.275 9.659 17.320 0.210 267,412 697,053 372,596 13,062 557,899
CỘNG 671,109 213,930 1.082,711 197,672
                               
 

PHẦN IV
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Để kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng đất và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Hoàng Mai trong năm 2024. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, cần phải thực hiện các giải pháp như sau:
4.1. Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất
Sau khi kế hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt, UBND thị xã tiến hành công bố rộng rãi phương án kế hoạch sử dụng đất được duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai ở cơ sở nhằm nâng cao ý thức sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch sử dụng đất được duyệt, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật đất đai.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật. Lấy kế hoạch sử dụng đất làm căn cứ cho việc sử dụng đất của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân.... Các nhu cầu sử dụng đất được giải quyết theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, sử dụng đất sai mục đích.
- Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên; quản lý và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên; quản lý chặt chẽ, sử dụng đất có hiệu quả và xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liệu đất đai, kịp thời chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính.
4.2. Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất
- Ban QLDA chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan để kịp thời thông báo vốn đối với các công trình được bố trí vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân đối với các dự án đang triển khai ngay từ những tháng đầu năm.
- Các chủ đầu tư, Ban QLDA lập kế hoạch GPMB cụ thể cho từng công trình, dự án, chủ động phối hợp với Hội đồng BT và GPMB, các phòng chuyên môn triển khai nhiệm vụ GPMB có kết quả cụ thể hàng tuần, hàng tháng, đảm bảo đủ khối lượng mặt bằng để thi công theo kế hoạch.
- Các phòng, ban ngành cấp thị xã có liên quan, UBND các xã phường chịu trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo triển khai và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đúng nội dung đầu tư, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo quy chế quản lý về đầu tư và xây dựng cơ bản hiện hành.
- Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án tổ chức triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được giao theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.
- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh- cạnh tranh, tập trung phát triển những ngành có lợi thế so sánh, lợi thế canh tranh cao thông qua sử dụng triệt để các lợi ích mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Thu hút các dự án đầu tư, đặc biết FDI có chất lượng cao, có tác dụng tốt đến công nghệ, có liên doanh với doanh nghiệp trong nước và tạo việc làm.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: Giao thông, thuỷ lợi, điện, bến cảng, cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường, các trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, các công trình cho phát triển, văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, dịch vụ và du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển; từng bước hình thành các khu đô thị, phấn đấu xây dựng thị xã hoàn thành tiêu chí đô thị loại III theo hướng văn minh, hiện đại.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, đầu tư phát triển hệ thống trường lớp các cấp trên địa bàn.
4.3. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, cải tạo mặt bằng, tạo lớp đất mặt phù hợp hoặc cải tạo lý hóa tính đất đảm bảo đủ điều kiện để trồng 2 vụ lúa/năm trở lên; tôn tạo đất trồng lúa trũng, thấp, không chủ động, xây dựng, cải tạo hệ thống thủy lợi, điều chỉnh độ cao mặt ruộng đối với đất trồng lúa nước nhờ nước mưa hoặc không chủ động tưới tiêu nước chỉ trồng được 1 vụ lúa/năm thành 2 vụ lúa/năm.
- Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng rừng bổ sung.
- Hệ thống xử lý khí thải, nước thải của khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải được xây dựng đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Việc sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, chủng loại cho phép nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.
- Gắn khai thác sử dụng với nhiệm vụ tái tạo, làm tăng độ phì cho đất, chống suy thoái đất, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường đảm bảo sử dụng đất bền vững lâu dài.
- Giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm. Cải tạo hệ thống giao thông vận tải; giữ gìn đường phố sạch đẹp để giảm thiểu ô nhiễm bụi. Xung quanh khu công nghiệp cần có vành đai cây xanh để giãn cách với các khu dân cư hoặc đô thị, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất.
 - Đối với các dự án sử dụng đất phi nông nghiệp nhất thiết phải có đánh giá tác động môi trường kèm theo phương án, giải pháp xử lý phù hợp.
- Tổ chức thu gom, đầu tư trang thiết bị thu gom rác hợp vệ sinh và phân loại chất thải rắn tại nguồn trước khi vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn.
- Việc bố trí các khu dân cư mới là cần thiết nhưng phải gắn với phát triển cơ sở hạ tầng, cần tập trung phát triển hình thành cụm dân cư, không nhỏ lẻ...
 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thị xã Hoàng Mai được xây dựng để phù hợp với thực tế của địa phương, các tiềm năng sẵn có trên địa bàn (thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội), thực hiện các mục tiêu định hướng năm 2024 về phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng an ninh, đảm bảo tính bền vững môi trường sinh thái. Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 được lập, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất đai cho các đối tượng, các ngành và các lĩnh vực. Đồng thời là công cụ để thị xã thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo pháp luật.
Kế hoạch sử dụng đất đã tổng hợp, xử lý toàn bộ các thông tin, tư liệu, số liệu có liên quan về đất đai các cấp, các ngành trên địa bàn thị xã... trên cơ sở cân đối hài hoà giữa các nhu cầu và khả năng đáp ứng về đất đai cũng như xem xét đến kế hoạch nguồn vốn để đầu tư các dự án của các chủ đầu tư. Đảm bảo được tính thực tiễn và có tính khả thi.
2. Kiến Nghị
Để kế hoạch sử dụng đất phục vụ kịp thời mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Hoàng Mai năm 2024, đáp ứng được đòi hỏi cấp bách về nhu cầu sử dụng đất của các ngành để thực hiện các dự án đầu tư. UBND thị xã Hoàng Mai kiến nghị:
- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt “Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thị xã Hoàng Mai” để Ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai có cơ sở thực hiện.
- Sau khi kế hoạch sử dụng đất năm 2024 được phê duyệt đề nghị các cấp, các ngành, các chủ đầu tư phối hợp với thị xã để thực hiện giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện các dự án.
 
 

PHỤ LỤC
 
 

Nguồn tin: quynhxuan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây